Nha khoa trẻ em là chăm sóc và phòng ngừa các bệnh về răng miệng ở trẻ em và chỉnh nha sớm giúp phòng ngừa tình trạng răng và hàm mọc lệch lạc sau này. Có một hàm răng đẹp được ví như một tài sản vô giá của mỗi người, vì vậy hãy quan tâm đến răng miệng của bé sớm và thực tốt theo lời khuyên của bác sĩ.
Trung tâm Nha Khoa Mỹ Anh có các dịch vụ Nha khoa trẻ em: khám răng trẻ em định kỳ, trám răng sữa, nhổ răng sữa, chỉnh nha sớm, Trám Sealant,… Chăm sóc răng miệng cho con bạn với trung tâm nha khoa uy tín quốc quốc tế 5 sao.
1. Khi nào thì nên khám răng trẻ em định kỳ
Trẻ bắt đầu mọc răng khi trẻ 5 – 6 tháng tuổi, và bộ răng sữa hoàn thiện khi trẻ được 2 tuổi, gồm 20 răng sữa. Đến 6 tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn, các răng sữa bắt đầu được thay thế trong giai đoạn 6- 13 tuổi. Các răng sữa được chăm sóc tốt, sẽ tạo nền tảng cho các răng vĩnh viễn.
2. Tại sao cần phải khám răng trẻ em định kỳ?
Cũng giống như người lớn, trẻ cần được khám răng định kỳ. Khám và chăm sóc răng trẻ em ở trung tâm nha khoa sẽ giúp theo dõi chính xác tình trạng phát triển của răng và có điều trị kịp thời. Lời khuyên của các nha sĩ là hãy đưa bé đi khám răng ít nhất 6 tháng/1 lần, đừng chờ đến lúc con bạn sâu răng mới đưa đi khám.
- Trám sealant phòng ngừa sâu răng sớm
- Bác sĩ có thể phát hiện sớm và điều trị các răng sâu, các bệnh về nướu răng.
- Bác sĩ còn theo dõi quá trình mọc răng, phát hiện ra những bất thường về răng như thiếu mầm răng, thiếu chỗ mọc răng, răng dư, những bất thường về nướu như thắng môi, thắng lưỡi bám thấp gây cản trở phát âm, hoặc những bất thường về xương hàm như cung hàm bị hẹp… Từ đó có những biện pháp can thiệp hoặc phòng ngừa giúp cho các răng vĩnh viễn mọc ngay ngắn.
3. Chăm sóc răng trẻ em tại nhà
- Đối với trẻ nhỏ chưa tự chải răng được, phụ huynh cần giúp trẻ chải răng hoặc dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ để làm sạch răng cho bé.
- Khi trẻ lớn hơn, hướng dẫn trẻ tự chải răng sau mỗi bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Tập cho bé thói quen tốt cho răng miệng: các thói quen xấu trẻ em thường mắc phải là ăn nhiều kẹo, nhai nước đá,.. hay ngậm mút tay, cắn vật cứng, đồ chơi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cấu trúc hàm, sự phát triển của răng sữa vì vậy hãy tập cho bé những thói quen lành mạnh ngay từ nhỏ.