Trám răng thẩm mỹ là phương pháp nha khoa đơn giản nhằm phục hồi chức năng của những chiếc răng bị hư hỏng do sâu răng, răng mẻ, răng vỡ, răng thưa, răng hở lợi,… Phương pháp này mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho răng, duy trì chức năng nhai, ngăn ngừa sự phát triển trở lại của sâu răng và một số các bệnh răng miệng khác.
Vật liệu trám răng thẩm mỹ sử dụng hợp chất composite nha khoa kết hợp chiếu đèn laser hoặc chiếu đèn halogen quang trung hợp để làm đông cứng composite và cố định vững chắc composite vào răng thật.
1. Khi nào cần trám răng thẩm mỹ?
Các chuyên gia cho biết, trám răng thẩm mỹ thường được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Sâu răng nhẹ, răng xuất hiện những lỗ sâu nhỏ, chấm đen trên răng nên trám răng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
- Mòn cổ chân răng nhẹ, gây khuyết điểm cho hàm răng, dễ bị chảy máu chân răng, ê buốt khi đánh răng và nhạy cảm với đồ ăn nóng lạnh. Riêng đối với trường hợp mòn cổ chân răng nặng, khiến răng lung lay dẫn đến nguy cơ mất răng sẽ được bác sĩ tư vấn, lựa chọn kế hoạch điều trị phù hợp như bọc răng sứ hơn là trám răng thẩm mỹ. Vì trám răng sẽ không cải thiện được tình trạng lung lay và bảo tồn được răng thật như bọc răng sứ.
- Các chấn thương gây mẻ, bể răng, làm thay đổi hình dạng ban đầu khiến nhiều người thiếu tự tin, ảnh hưởng đến chức năng nhai và ê buốt khi ăn đồ nóng/lạnh.
- Răng thưa, khe răng hở gây mất thẩm mỹ, dễ nhét thức ăn, tạo mảng bám gây sâu răng,… nên trám thẩm mỹ để đóng kín kẽ răng.
2. Trám răng thẩm mỹ có ảnh hưởng gì không?
Trám răng thẩm mỹ có ảnh hưởng gì không là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, phương pháp này sử dụng vật liệu composite cao cấp, an toàn cùng công nghệ chiếu đèn laser hiện đại trám vào khuyết điểm trên răng, ngăn chặn sâu răng phát triển. Vì vậy, trám răng không ảnh hưởng đến cấu tạo bên trong răng (men răng, tủy răng,…), không gây đau nhức và không ảnh hưởng đến nướu.
3. Ưu điểm của trám răng thẩm mỹ
Trám răng thẩm mỹ bằng vật liệu composite mang lại rất nhiều ưu điểm, trong đó có thể kể đến:
- Độ cứng, kháng mòn, chịu lực tốt: do vật liệu trám răng bằng composite dùng cho nha khoa có khả năng chịu lực cao, độ cứng, không giãn nở vì nhiệt, kháng mòn.
- Độ bền cao, không bong tróc, biến dạng: nhờ sử dụng công nghệ chiếu đèn chiếu laser (hoặc đèn Hologen quang trùng hợp) để đông cứng composite và kết dính vào răng thật giúp tăng độ bền không bong tróc, biến dạng sau khi trám.
- Tuổi thọ cao: Tuổi thọ miếng trám từ 5-7 năm tùy vào điều kiện chăm sóc, vệ sinh.
- Tính thẩm mỹ: Màu sắc phần răng trám giống màu răng thật, trong bóng tự nhiên.
- Giúp bảo tồn men răng, không ảnh hưởng đến cấu tạo răng.
- Ngăn chặn sự phát triển của sâu răng, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Thời gian thực hiện nhanh: Bác sĩ khám, tư vấn và trám răng trực tiếp trong 1 lần hẹn
- Trám răng không gây đau, nhức và đảm bảo chức năng nhai sau trám.
- Chi phí thấp.
4. Một số vấn đề thường gặp sau khi trám răng
Trám răng thẩm mỹ tuy sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng vẫn có thể gặp một số vấn đề nếu như thực hiện tại địa chỉ nha khoa kém uy tín như:
- Cạo vết sâu răng quá nhiều hoặc gây tê không đúng cách khi trám răng, gây đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân.
- Sử dụng vật liệu trám răng chất lượng kém, sau một thời gian sẽ co lại gây ê buốt khi ăn uống.
- Chữa răng sâu không triệt để mà đã trám lại khiến sâu răng tái phát nhanh hơn.
- Sâu răng tái phát nếu trám răng không đúng kỹ thuật.
5. Nên và không nên làm gì sau khi trám răng?
Sau khi trám răng, khách hàng nên thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng, ăn uống khoa học giúp tăng tuổi thọ, bền đẹp của miếng trám răng.
- Không được ăn sau thời gian 2 tiếng để miếng trám khô cứng, bám chặt vào răng.
- Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột gây sâu răng và đồ ăn quá cứng, dai dễ làm bong tróc, bể miếng trám.
- Không nên sử dụng thực phẩm có chất kích thích, quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến miếng trám giãn nở, bong tróc. Nên chọn những thực phẩm mềm, mịn, ít tinh bột và đường.
- Nên chăm sóc răng miệng sạch sẽ, loại bỏ thức ăn dính trong kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải lông mềm. Thực hiện chải răng đúng cách nghiêng 45 độ với lực chải nhẹ nhàng, vừa phải.
- Nên dùng nước muối ấm súc miệng hoặc uống nhiều lần trong ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn.
- Nên khám răng định kỳ ít nhất 4 – 6 tháng/ lần.
- Tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để tránh bị nhiễm trùng sau khi hàn răng và tái khám định kỳ đúng lịch hẹn kiểm tra miếng trám răng.
CÁC DỊCH VỤ BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
✔️ Nhổ răng